Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Vì sao Apple không thích người dùng tự sửa iPhone

Apple kịch liệt phản đối dự luật cho phép người dùng tự sửa chữa thiết bị số bởi điều này sẽ khiến doanh thu của hãng sụt giảm.

Theo Motherboard, California trở thành bang và tiểu bang thứ 18 của Mỹ thông qua dự luật cho phép người dùng tự sửa điện thoại. "Đạo luật Quyền sửa chữa sẽ cho phép người dùng tự sửa thiết bị điện tử của mình ở bất cứ đâu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn của hãng sản xuất", Susan Talamantes Eggman, đảng viên Dân chủ, người đưa ra dự luật cho biết trong một tuyên bố.

Vì sao Apple không thích người dùng tự sửa iPhoneApple không thích người dùng sửa iPhone bên ngoài.

Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải phải cung cấp thông tin chẩn đoán và sửa chữa cũng như linh kiện chính hãng với bên thứ ba, giúp bên này có thể hỗ trợ khách hàng dễ dàng ở bất cứ đâu thay vì phải đến Trung tâm ủy quyền của từng hãng. Đạo luật được thông qua cũng đồng nghĩa với việc người dùng không còn phải lo lắng khi sửa chữa thiết bị số của mình bên ngoài.

Đạo luật này tất nhiên mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, song lại bị hàng loạt công ty Mỹ phản đối kịch liệt, trong đó có Apple, Microsoft, AT&T, John Deere... Hàng loạt văn bản và các cuộc vận động hành lang được đưa ra. Các hãng này cho rằng, việc tiết lộ thông tin sửa chữa sẽ "gây ra mối lo ngại về vấn đề an ninh và an toàn", dù không đề cập cụ thể vấn đề an ninh đó là gì.

Bussiness Insider cho rằng, việc Apple và các hãng điện tử phản đối đạo luật Quyền sửa chữa là do lo sợ nếu được thông qua, nó sẽ lấy đi một nguồn thu nhập lớn. Chỉ tính riêng trong 2015, người Mỹ chi tới 4 tỷ USD chỉ để sửa chữa điện thoại. Bộ phận AppleCare+ cũng kiếm được tới 7,04 tỷ USD trong năm 2016, nhờ vào việc sửa chữa và bảo hành iPhone, Macbook...

Sản phẩm của Apple hiện có chi phí sửa chữa rất cao. Điển hình là tấm nền màn hình iPhone X, chi phí thay thế nếu có AppleCare+ là 279 USD, còn nếu không thì mức chi trả lên tới 549 USD. iPhone 8 cũng có mức sửa 349 USD và iPhone 8 Plus là 399 USD nếu không có bảo hành. Bên cạnh đó, Apple cũng tự biến thiết bị của mình thành sản phẩm khó sửa chữa, điển hình như trường hợp đưa vào cảm biến vân tay Touch ID kèm chip riêng được mã hóa trên iPhone, không thể thay mới nếu Apple không can thiệp.

Hiện tại, ngoài các trung tâm được ủy quyền vốn có giá sửa chữa và thay thế linh kiện cực kỳ đắt đỏ, người dùng thường phải chọn các cửa hàng bên ngoài mỗi khi thiết bị số của mình bị hư hỏng. Dù chi phí thay thế rẻ hơn nhiều, song họ phải đối mặt với việc thay linh kiện kém chất lượng, thậm chí bị "luộc" các linh kiện chính hãng nếu chẳng may lựa chọn những nơi không uy tín.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Điện thoại Android chứa đầy mầm mống mã độc

Người dùng điện thoại Android vì thế nên cẩn thận khi tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc. Ransomware hiện đã khá phổ biến trên điện th...